Thứ Sáu, 18 tháng 3, 2016

DƯỢC ĐỘNG HỌC DƯỢC LÂM SÀNG

Mục tiêu
1. Trình bày được 2 thông số Dược động học dược lâm sàng cơ bản liên quan đến sự hấp thu và bài xuất thuốc trong cơ thể là sinh khả dụng và thời gian bán thải (t1/2)
2. Trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến hai thông số này
3. Trình bày ý nghĩa của sinh khả dụng và t1/2 trong điều trị
- Dược động học lâm sàng(DĐHLS) là môn học tính toán các thông số trong mỗi giai đoạn tuần hoàn của thuốc trong cơ thể và tìm ra mối quan hệ của các thông số này đáp ứng dược lý của thuốc
-Dược động học dược lâm sàng có vai trò quan trọng trong việc cá thể hóa quá trình điều trị( điều trị cho từng bệnh nhân)
- Nhiệm vụ Dược động học dươc lâm sàng là dám sát điều trị dựa trên nồng độ thuốc trong máu để hiệu chỉnh liều ( điều chỉnh liều đạt tác dụng) và khoảng cách đưa thuốc cho phù hợp với mỗi bệnh nhân cụ thể.
* Tầm quan trọng của Dược động học của thuốc
- Để đạt được và duy trì nồng độ thuốc trong huyết tương nhằm đạt được tác dụng dược lý của thuốc các dược động học của thuốc sẽ giúp tính toán hợp lý:
 Liều thuốc đưa vào sử dụng
 Tần suất đưa thuốc
 Thời gian điều trị
 Đường dùng
 Các quá trình tuần hoàn của thuốc trong cơ thể được phản ánh thông qua các con số dược động học
 khả năng xâm nhập của thuốc vào vòng tuần hoàn chung, thể hiện qua thông số sinh khả dụng(SKD, F%)
 Khả năng phân phối thuốc tới những cơ quan và tổ chức của cơ thể, thể hiện qua thể tích phân bố( Vd).
 Kar năng chuyển hóa và bài xuất của cơ thể, thể hiện qua hệ số thanh thải( clearance = CL) và thời gian bán thải (hay nửa đời thải trừ t 1/2)
1. Sinh khả dụng (bioavailability, KH: F)
1.1: Định nghĩa
Sinh khả dụng (F) là là thông số đánh giá tỉ lệ ( %) thuốc vào được vòng tuần hoàn chung ở dạng còn hoạt tính so với liều đã dùng (D0) và tốc độ (Tmax), cường độ ( Cmax) thuốc thâm nhập được vào vòng tuần hoàn.
1.2: Cách tính sinh khả dụng
- Để tính SKD người ta sử dụng một đại lượng là AUC, được gọi là diện tính đường cong
1.2.1 : Khái niệm về diện tích đường cong
-  Diện tích đường cong kí hiệu là AUC ( area under the curve)
           Diện tích dưới đường cong biểu diễn sự biến thiên của nồng độ thuốc trong máu theo thời gian biểu thị tượng trưng cho lượng thuốc vào được trong tuần hoàn ở dạng còn hoạt tính sau 1 thởi gian t.
- Đơn vị tính AUC là mg.h.L-1
- Nếu ta tạm chấp nhận tất cả lượng thuốc vào được vòng tuần hoàn chung ở dạng còn hoạt tính sẽ phát huy tác dụng dược lý thì trị số AUC0∞ cho phép đánh giá được chất lượng của dạng bào chế.
* Yếu tố quyết định ảnh đến diễn biến của đường cong nồng độ thuốc
- Các yếu tố ADME (Adsorption,Distribution,Metabolism,Elimination - Hấp thu, Phân bố, Chuyển hóa, Thải trừ) quyết định đến diễn biến của đường cong nồng độ của thuốc. Các yếu tố ADME thay đổi có thể ảnh hưởng đến nồng độ thuốc trong huyết tương. Ví dụ đường cong nồng độ thuốc trong huyết tương sẽ tăng nếu:
                      Hấp thu mạnh
                      Phân bố thấp
                      Chuyển hóa ít
                      Thải trừ chậm
1.2.2: Sinh khả dụng tuyệt đối
-  Sinh khả dụng tuyệt đối là tỉ lệ trị số AUC thu được khi đưa thuốc ngoài đường tĩnh mạch ( thông thường là đường uống) so với trị số AUC đưa qua đường tĩnh mạch của cùng một thuốc.      
               
                      F% tuyệt đối = AUC uống/AUC tiêm TM  x  D tiêm TM /D uống

- Nếu thuốc được đưa qua đường tĩnh mạch(IV) thì F=1
- Nếu thuốc đưa vào bằng đường khác (ngoài đường TM) thì luôn có m,ột lượng bị tổn hao khi đi từ vị trí hấp thu vào máu hoặc bị mất hoạt tính do gan, do đó F luôn dưới 1. Đối với thuốc không thể dùng đường TM, người ta có thể dùng dạng thuốc lỏng ( dung dịch, hỗn dịch uống) để so sánh.
1.2.3: Sinh khả dụng tương đối
  Sinh khả dụng tương đối là tỉ lệ so sánh giữa hai giá trị sinh khả dụng của hai chế phẩm có cùng hoạt chất, cùng hàm lượng, cùng dạng bào chế nhưng của hai hãng sản xuất khác nhau
                                                                             
                        F% tuơng đối = F% của hãng A/ tổng F% của hãng B

 Thực chất khi so sánh người ta sử dụng 2 chế phẩm ở cùng mức liều. Do đó:

                                 F% tuơng đối = AUC của hãng A/ AUC của hãng B x 100
1.3: Những yếu tố ảnh hưởng đến sinh khả dụng
1.3.1: Tương tác thuốc
Tương tác thưốc - thuốc, thuốc - thức ăn, thuốc - đồ uống có thể làm thay đổ sinh khả dụng của các thuốc dùng theo đường uống nếu  dùng đồng thời
1.3.2: Ảnh hưởng của lứa tuổi
- Với hai lứa tuổi là trẻ nhỏ và người cao tuổi do các đặc điểm dược động học có n hững điểm khác so với người trưởng thành, nên cũng có những khác biệt về sinh khả dụng của một số thuốc khi sử dụng cho đối tượng này
1.3.3: Ảnh hưởng của chức năng gan
- Chức năng gan suy giảm làm giảm khả năng chuyển hóa thuốc ở vòng tuần hoàn đầu, do đó có thể làm tăng SKD của thuốc chuyển hóa mạnh qua gan.
2. Thời gian bán thải
2.1 Khái niệm
https://www.facebook.com/profile.php?id=100010471218998 duocsihuongjenny.com - Thời gian bán thải (t1/2) là thời gian cần thiết để nồng độ thuốc trong máu giảm đi một nửa.
- Để tính t1/2 người ta thường dùng công thức:
                                t1/2 = 0,693/K
K: là hằng số tốc độ thải trừ được tính bằng đồ thị bán logarid
2.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến thời gian bán thải
-  Tương tác thuốc
 Tương tác thuốc đặc biệt giai đoạn thải trừ có thể kéo dài hoặc rút ngắn lại t1/2 của những thuốc thải trừ phần lớn còn hoạt tính qua thận.
- Ảnh hưởng của lứa tuổi
 Hai lứa tuổi là trẻ nhỏ và người già do chức năng của thận yếu hoặc suy giảm cũng làm thay đổi t1/2 của những thuốc thải trừ phần lớn còn hoạt tính qua thận.
- Ảnh hưởng của chức năng thận
 Sự giảm chức năng thận làm chậm thải trừ thuốc, do đó có thể kéo dài t1/2 của những thuốc thải trừ phần lớn còn hoạt tính qua thận.
2.3 Ý nghĩa của trị số t1/2
- Quy tắc 5 x t1/2: Sau thời gian này thuốc sẽ bão hòa tại các mô trong cơ thể. Lúc này lượng thuốc vào tổ chức và lượng thuốc thải trừ bằng nhau và như vậy nồng độ thuốc ở trạng thái cân bằng.
- Quy tắc 7 x t1/2:  Là thời gian cần thiết để thuốc được bài tiết ra khỏi cơ thể
- Trị số t1/2 là một trong những yếu tố quyết định nhịp đưa thuốc ( số lần đưa thuốc vào cơ thể). Những thuốc có t1/2 dài sẽ dùng ít lần trong ngày hơn loại có t1/2 ngắn
- Khi chức năng cơ quan bài xuất (gan thận) bị suy giảm thì t1/2 bị kéo dài ( tức là thuốc bị tích lũy lâu trong cơ thể và nguy cơ bị độc lớn hơn.