Thứ Ba, 30 tháng 8, 2016

Vitamin B2

Công dụng của vitamin B2:

  • Vitamin B2 còn có tên là vitamin G. Lactoflavin, tên quốc tế là Riboflavin- là loại vitamin tan trong nước thuộc nhóm B (B1, B2, B3, B5, B6, B9, B12).
  • Trong thiên nhiên vitamin B2 có trong tất cả các tế bào sống, các loại thực phẩm sử dụng hàng ngày như: ngũ cốc, rau xanh, các loại đậu, thịt, trứng, sữa, tim, gan, thận... Hàm lượng vitamin B2 trong động vật cao hơn thực vật.
  • Vitamin B2 được hấp thụ chủ yếu ở tá tràng. Khi vào cơ thể nó biến đổi thành 2 co-enzym là FAD và FMN cần cho sự hô hấp của mô và hệ thống vận chuyển điện tử trong cơ thể. Vitamin B2 thải trừ chủ yếu theo nước tiểu ( làm cho nước tiểu có màu vàng) một phần nhỏ thải trừ theo phân.
  • Vitamin B2 dùng trong các trường hợp thiếu vitamin B2, gây tổn thương ở da, niêm mạc, cơ quan thị giác, tác động đến việc hấp thu tồn trữ và sử dụng sắt trong cơ thể (rất quan trọng trong việc phòng chống thiếu máu do thiếu sắt)
Dấu hiệu cho biết cơ thể thiếu vitamin B2:

  • Ở mắt: ngứa, rát, bỏng, sợ ánh sáng, chảy nước mắt. Viêm bờ mi hoặc loét mi. Sung huyết mắt, viêm kết mạc, giác mạc, quáng gà, đục nhân mắt. Đáy mắt đôi khi có phù gai thị, chảy máu võng mạc.
  • Toàn thân: Mệt mỏi, giảm khả năng làm việc Thiếu vitamin B2 có thể xảy ra khi chế độ dinh dưỡng không đủ, hoặc bị kém hấp thu, nhưng không xảy ra ở những người khỏe, ăn uống hợp lý. Thiếu vitamin B2 thường gặp nhất ở người nghiện rượu, người bệnh gan, ung thư, stress, nhiễm khuẩn, ốm lâu ngày, sốt, tiêu chảy, bỏng, chấn thương nặng, cắt bỏ dạ dày, trẻ em có lượng bilirubin huyết cao và người sử dụng một số thuốc gây thiếu hụt vitamin B2.
  • Khi thiếu vitamin B2 sẽ gây nên hiện tượng sần rám da, chốc mép, khô nứt môi, viêm lưỡi và viêm miệng. Có thể có những triệu chứng về mắt như ngứa và rát bỏng, sợ ánh sáng và rối loạn phân bố mạch ở giác mạc. Một số triệu chứng này thực ra là biểu hiện của thiếu các vitamin khác như: vitamin B6, vitamin PP do các vitamin này không thực hiện được đúng chức năng của chúng khi thiếu vitamin B2.


Liều dùng vitamin B2:

    • Nhu cầu vitamin B2 mỗi ngày cho cơ thể: tuỳ thuộc giới tính, lứa tuổi. Ví dụ: Trẻ sơ sinh đến 6 tháng tuổi: 0,4mg; 6 - 12 tháng: 0,5mg;  4- 6 tuổi: 1,1mg; 15-18 tuổi: 1,8mg.  Sau tuổi đó lại thấp dần; từ 51 tuổi trở đi chỉ cần 1,2mg/ngày.
    • Chưa thấy có tác dụng phụ với người dùng vitamin B2. Người ta đã thử nghiệm cho dùng liên tục vitamin B2 trong 10 tháng với liều 120mg/ngày mà chưa thấy tác dụng phụ nào đáng kể.

    Những thực phẩm tự nhiên dồi dào vitamin B2:


    • Các loại rau lá màu xanh đậm
    Rau bina, cỏ cà ri và rau diếp chứa hàm lượng riboflavin đáng kể. Ngoài các loại rau lá có màu xanh đậm thì ớt, bông cải xanh, măng tây, cải bruxen và đậu đen cũng là nguồn phong phú của B2.

    • Trái cây
    Chuối, quả sung, quả táo, quả mọng và quả lê là nguồn khá tốt của vitamin B2.

    • Thịt
    Nếu bạn không ăn chay, bạn có thể bổ sung vitamin B2 bằng cách ăn các loại thịt. Thịt lợn, thịt gà và nội tạng như gan động vật và thận cung cấp cho bạn lượng vitamin B2 rất cao. Ngoài ra các dầu từ cá hồi, cá thu, tôm cua và cá trích cũng chứa vitamin B2, trong đó dầu cá hồi chứa khoảng 67 %.

    • Các loại hạt
    Hạt hạnh nhân là nguồn giàu B2 trong các loại hạt, với 0,1 mg có trong 10 g hạnh nhân, đáp ứng 60% nhu cầu hàng ngày của bạn. Bên cạnh đó, đậu nành, hạt lanh, yến mạch, hạt hướng dương, hạt đậu nành cũng là nguồn khá phong phú của B2.

    • Các loại ngũ cốc
    Ăn các loại ngũ cốc hàng ngày cũng là cách hiệu quả để bổ sung vitamin B2 cho cơ thể.
    Sữa và các sản phẩm từ sữa
    Sữa, trứng và pho mát đều là nguồn dồi dào của B2.

    • Các nguồn khác
    Khoai lang, cà rốt, nấm và nấm men cũng được coi là nguồn cung cấp vitamin B2.

    Mẹo để hấp thụ vitamin B2 tối đa từ những thực phẩm này:

    Riboflavin không dễ dàng bị phá hủy khi đun nóng. Vì vậy, ăn các loại thực phẩm giàu vitamin B2 ở nhiệt độ cao sẽ không làm suy giảm lượng vitamin. Tuy nhiên, do nó có tính hòa tan trong nước nên có thể mất đi lượng dưỡng chất khi ngâm thực phẩm.
    Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích:
    - Tránh đun sôi và ngâm rau cải quá lâu. Nếu bạn muốn luộc chúng thì không nên bỏ qua nước luộc.
    - Các chuyên gia tin rằng cơ thể sẽ hấp thu vitamin B2 tốt nhất khi bạn ăn các thực phẩm trên vào giữa bữa ăn
    - Theo một số nghiên cứu, việc lưu trữ hay chế biến thực phẩm giàu vitamin B2 trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời có thể làm mất đi 25% lượng dinh dưỡng này. Do đó, hãy lưu trữ rau quả tươi ở những nơi tối và mát.
    - Tốt nhất là chọn những thực phẩm giàu vitamin B2 có thể ăn tươi và không cần chế biến.
    - Càng uống nhiều rượu, bạn sẽ càng đi vệ sinh nhiều và khi đó lượng vitamin B2 bị mất sẽ càng nhiều.

    Thứ Sáu, 26 tháng 8, 2016

    Vitamin B1

    Tác dụng của vitamin B1 <Thiamin>:
    Vitamin B1
    Vitamin B1


    Thiamin là vitamin B đầu tiên được phát hiện bởi các nhà khoa học vì vậy được đặt số "1". Giống như các loại vitamin B khác thiamin hòa tan trong nước và giúp thực phẩm thân người chuyển thành năng lượng. 
    Vitamin B1 còn gọi là thiamine (dưỡng chất năng lượng) có vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì các hoạt động tương tác của tế bào trong cơ thể, nhất là việc sản xuất năng lượng. Trong đó các tế bào của cơ thể đã dùng ôxy để chuyển hóa carbohydrate và các loại đường thành năng lượng.
    Bởi vậy, nếu không có vitamin B1 hoặc thiếu hụt nguồn dưỡng chất này thì hiệu quả sản xuất năng lượng có thể sẽ bị suy giảm hoặc bị vô hiệu hóa. Ngoài ra, vitamin B1 còn có tác dụng hỗ trợ và bảo vệ hệ thống thần kinh trước nguy cơ bị tổn thương và thoái hóa. Chưa hết, vitamin B1 còn hỗ trợ các bộ phận trong cơ thể và hệ thần kinh ngắt các thông báo truyền gửi cho nhau. Ví dụ, như khi cơ chân bị chuột rút chẳng hạn.
    Một số chú ý dùng vitamin B1 qua ăn uống:
    - Nên hạn chế rượu, cà phê: Các loại đồ uống có chứa nhiều caffein, rượu sẽ làm tăng tiểu tiện làm cho vitamin B1 bị đào thải ra ngoài nhanh qua con đường nước tiểu.
    - Không nên chế biến quá kỹ: Vitamin B1 là dưỡng chất rất nhạy nhiệt, nếu chế biến quá kỹ, nhất là các loại rau dạng lá đậu đỗ.
    - Tăng cường thực phẩm nguyên chất: Nhất là thực phẩm tươi sống, nguyên chất. Ví dụ như các loại ngũ cốc chế biến quá kỹ, quá nhiều sẽ giảm từ 20-60% hàm lượng vitamin B1 cũng các loại dưỡng chất khoáng chất khác.
    - Bảo quản hợp lý: Do nhạy nhiệt nên các loại thực phẩm rau củ quả giàu vitamin B1 nên bảo quản ở môi trường tự nhiên, ngay sau khi thu hoạch hoặc mua về dùng ngay, nếu bảo quản trong tủ lạnh quá lâu sẽ mất dần hàm lượng dưỡng chất vitamin B1.
    Thời kỳ mang thai:
    Không có nguy cơ nào được biết.
    Khẩu phần ăn uống cần cho người mang thai là 1,5 mg thiamin. Thiamin được vận chuyển tích cực vào thai. Cũng như các vitamin nhóm B khác, nồng độ thiamin trong thai và trẻ sơ sinh cao hơn ở mẹ. Một nghiên cứu cho thấy thai có hội chứng nhiễm rượu (do mẹ nghiện rượu) phát triển rất chậm trong tử cung là do thiếu thiamin do rượu gây ra.
    Thời kỳ cho con bú:
    Mẹ dùng thiamin vẫn tiếp tục cho con bú được.
    Khẩu phần thiamin hàng ngày trong thời gian cho con bú là 1,6 mg. Nếu chế độ ăn của người cho con bú được cung cấp đầy đủ, thì không cần phải bổ sung thêm thiamin. Chỉ cần bổ sung thiamin nếu khẩu phần ăn hàng ngày không đủ.
    Tác dụng phụ:
    Hiếm gặp
    Ra nhiều mồ hôi, sốc quá mẫn.
    Tăng huyết áp cấp.
    Ban da, ngứa, mày đay.
    Khó thở.
    Kích thích tại chỗ tiêm.
    Liều lượng và cách dùng
    Cách dùng:
    Thiamin thường được dùng để uống. Nếu liều cao, nên chia thành liều nhỏ dùng cùng với thức ăn để tăng hấp thu. Thuốc dạng tiêm được dùng khi có rối loạn tiêu hóa (nôn nhiều) hoặc thiếu hụt thiamin nặng (suy tim do beriberi, hội chứng Wernicke). Nên hạn chế dùng đường tĩnh mạch vì có thể gặp sốc phản vệ; nếu dùng phải tiêm tĩnh mạch chậm trong 10 phút.
    Liều dùng:
    Beriberi: Nhẹ: liều có thể tới 30 mg, uống 1 lần hoặc chia làm 2 - 3 lần, uống hàng ngày.
    Nặng: liều có thể tới 300 mg, chia làm 2 - 3 lần mỗi ngày.
    Hội chứng Wernicke: Nên tiêm bắp, liều đầu tiên: 100 mg. Thường các triệu chứng thần kinh đỡ trong vòng từ 1 - 6 giờ. Sau đó, hàng ngày hoặc cách 1 ngày: 50 - 100 mg/ngày, tiêm bắp. Ðợt điều trị: 15 - 20 lần tiêm.
    Nghiện rượu mạn kèm viêm đa dây thần kinh: 40 mg/ngày, uống.
    Viêm đa dây thần kinh do thiếu thiamin ở người mang thai: 5 - 10 mg, uống hàng ngày. Nếu nôn nhiều: tiêm bắp
    Beriberi trẻ em:
    Thể nhẹ: Uống 10 mg mỗi ngày.
    Suy tim cấp hoặc truỵ mạch cấp: Tiêm bắp 25 mg.
    Thường các triệu chứng đỡ nhanh.
    Liệu pháp vitamin liều cao để điều trị các triệu chứng không do thiếu vitamin: Không có cơ sở khoa học.

    Thực phẩm giúp bổ sung vitamin B cho cơ thể

    Thịt gà, gan, trứng và cá hồi là những loại thực phẩm chứa nhiều vitamin B5, B8 và B12. Ngoài ra, có thể nạp sinh tố này từ sữa chua và sữa. Hãy bổ sung những loại thực phẩm trên vào chế độ ăn uống để tận hưởng nhiều lợi ích sức khỏe khác ngoài những loại sinh tố kể trên.
    Những loại rau chứa nhiều vitamin B5 bao gồm súp lơ và bông cải xanh. Bên cạnh đó, nấm cũng là một nguồn cung cấp đáng kể loại sinh tố này. Ngoài vitamin B5, bạn có thể hấp thu từ những thực phẩm này các dưỡng chất cần thiết cho quá trình trao đổi chất.
    Ngoài ra, khi nói đến các loại quả giàu vitamin B5, dâu và bắp đáng được “xướng danh”. Những loại quả này chứa nhiều dưỡng chất và chất chống ô xy hóa. Một bát dâu hay một trái bắp luộc ngoài việc giúp bổ sung năng lượng còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe khác nhau.
    Đậu cũng là nguồn thực phẩm chứa nhiều vitamin B8. Ăn 100 gr đậu trắng hay đậu lima có thể cung cấp cho bạn lần lượt 65 và 44 mg inositol (vitamin B8). Bên cạnh đó, đậu còn giúp tăng cường chất xơ ngừa táo bón.
    Dưa ruột vàng và các loại trái cây có múi (trừ chanh) có thể giúp bổ sung vitamin B8. Không những thế, những loại trái cây này còn là kho chứa vitamin C tốt cho da và mạch máu. Ngoài ra, hải sản là một trong những nguồn cung cấp vitamin B12 tự nhiên dồi dào nhất. Hãy bổ sung hải sản vào chế độ ăn uống hằng tuần để giảm rủi ro đau tim, theo báo Thanh Niên.

    Thứ Sáu, 12 tháng 8, 2016

    Vitamin A

    Tên khác:

    •  Axerophthol, Retinol

    Tên biệt dược:

    •  Thylrone, Vitamin A 5.000UI , Vitamin A Faure
    Dạng bào chế:

    •  Dung dịch tiêm, Gel nhỏ mắt, Kem bôi da, Thuốc nhỏ mắt, Viên nang
    Dược lực:
              Vitamin A là vitamin tan trong dầu. Thuốc thải trừ qua thận và mật.
    Tác dụng:
    • Trên mắt: Vitamin A có vai trò quan trọng tạo sắc tố võng mạc giúp điều tiết mắt, mắt nhìn được trong điều kiện thiếu ánh sáng. Do đó nếu cơ thể thiếu Vitamin A khả năng nhìn trong bóng tối giảm gây bệnh quáng gà, nếu không điều trị kịp thời sẽ mù lòa.
    • Trên da và niêm mạc: Vitamin A rất cần cho quá trình biệt hóa các tế bào biểu mô ở da và niêm mạc bảo vệ sự toàn vẹn của cơ cấu và chức năng của biểu mô khắp cơ thể làm chóng lành vết thương vết bỏng, khi thiếu vitamin A da trở lên khô, nứt nẻ và sần sùi.
    • Trên xương: Nếu thiếu vitamin A trẻ em sẽ còi xương, chậm lớn.
    • Trên hệ miễn dịch: Có tác dụng chống ôxy hóa và tăng sức đề kháng của cơ thể. Khi thiếu vitamin A cơ thể dễ bị nhiễm khuẩn và nhạy cảm với các tác nhân gây ung thư, dễ tổn thương đường hô hấp, tiết niệu, sinh dục và thiếu máu nhược sắc.
    Chỉ định:
    • Trẻ em chậm lớn, mắc bệnh nhiễm khuẩn hô hấp. 
    • Quáng gà, khô mắt, rối loạn nhìn màu, bệnh vảy cá, trứng cá.
    • Chứng tóc khô dễ gãy, móng chân, móng tay bị biến đổi. 
    • Hội chứng tiền kinh, rối loạn mãn kinh, xơ teo âm hộ.
    • Chứng mất khứu giác, viêm mũi họng mãn, điếc do nhiễm độc ù tai.
    • Nhiễm khuẩn hô hấp, tiêu hóa
    Chống chỉ định:
              Dùng đồng thời với dầu Parafin.
    Thận trọng khi dùng: 
    • UI: đơn vị quốc tế.
    • Thận trọng ở phụ nữ có thai.
    • Khi dùng liều cao kéo dài cần điều trị từng đợt: dùng 6 tuần nghỉ 2 tuần.
    • Không được dùng với các thuốc khác có chứa vitamin A.
    • Khi có thai không được dùng quá 6000 UI/ ngày.
    • Không dùng liều cao với người đang nuôi con bú, không vượt quá 6000 UI/ ngày kể cả trong khẩu phần ăn
    Tác dụng phụ:
    • Thường do quá liều, phải tôn trọng liệu trình và khoảng cách giữa các đợt dùng thuốc, không được dùng quá 100.000 UI/ lần.
    Liều lượng:
    • Uống: người lớn 2 - 6 viên hoặc 20 - 60 giọt/ ngày. Trẻ em 1 - 3 viên hoặc 10 - 30 giọt/ ngày.
    • Tiêm bắp: người lớn, trẻ em từ 15 tuổi trở lên: cứ 6 tháng 1 tiêm 1 lần 1 ống 500.000 đơn vị quốc tế.
    Quá liều:
    • Do vitamin A hòa tan trong chất béo, việc thải lượng dư thừa đã hấp thụ vào từ ăn uống là khó khăn hơn so với các vitamin hòa tan trong nước như các vitamin B và C (các vitamin tan trong nước khi dư thừa thì được cơ thể tự đào thải qua bài tiết hoặc tiêu hoá). Do vậy, quá liều có thể dẫn tới ngộ độc vitamin A. Nó có thể gây buồn nôn, vàng da, dị ứng, chứng biếng ăn, nôn mửa, nhìn mờ, đau đầu, tổn thương cơ và bụng, uể oải và thay đổi tính tình.
    • Ngộ độc cấp tính nói chung xảy ra ở liều 25.000 IU/kg, và ngộ độc kinh niên diễn ra ở 4.000 IU/kg mỗi ngày trong thời gian 6-15 tháng.Tuy nhiên, ngộ độc ở gan có thể diễn ra ở các mức thấp tới 15.000 IU/ngày tới 1,4 triệu IU/ngày, với liều gây ngộ độc trung bình ngày là 120.000 IU/ngày. Ở những người có chức năng thận suy giảm thì 4.000 IU cũng có thể gây ra các tổn thương đáng kể. Việc uống nhiều rượu cũng có thể làm gia tăng độc tính.
    • Trong các trường hợp kinh niên, rụng tóc, khô màng nhầy, sốt, mất ngủ, mệt mỏi, giảm cân, gãy xương, thiếu máu và tiêu chảy có thể là các triệu chứng hàng đầu gắn liền với ngộ độc ít nghiêm trọng.
    • Các triệu chứng ngộ độc nói trên chỉ xảy ra với dạng tạo thành trước (retinoit) của vitamin A (chẳng hạn từ gan), còn các dạng caretonoit (như beta caroten trong cà rốt) không gây ra các triệu chứng như vậy.
    • Một nghiên cứu gần đây chỉ ra mối tương quan giữa tỷ trọng khoáng chất thấp của xương với lượng hấp thụ vitamin A cao.
     Nguồn thực phẩm cung cấp Vitamin A:
    • Vitamin A được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm, nó tồn tại trong thực phẩm có nguồn gốc động vật dưới dạng ritenol, còn trong thực vật dưới dạng caroten (tiền viatamin A). Gan, lòng đỏ trứng, bơ, sữa, pho mát, rau muống, rau ngót, rau cải xanh, bí đỏ, cà rốt, xoài có chứa nhiều vitamin A. Mỗi loại dưới đây chứa ít nhất 0,15 mg (tương đương với 150 microgam hay 500 IU) vitamin A hay beta caroten trên 1,75-7 oz. (50-200 g):
    • Gan (bò, lợn, gà, cá, gà tây) (6500 μg 722%)
    • Cà rốt (835 μg 93%)
    • Lá cải bông xanh (800 μg 89%) – Hoa cải bông xanh có ít hơn- xem dưới đây
    • Khoai lang (709 μg 79%)
    • Cải lá xoăn (681 μg 76%)
    • Bơ (684 μg 76%)
    • Rau bina (469 μg 52%)
    • Rau ăn lá
    • Bí ngô (369 μg 41%)
    • Cải bắp không cuốn (333 μg 37%)
    • Dưa gang (169 μg 19%)
    • Trứng gà, vịt (140 μg 16%)
    • Mơ (96 μg 11%)
    • Đu đủ (55 μg 6%)
    • Xoài (38 μg 4%)
    • Hoa cải bông xanh (31 μg 3%)
    • Đỗ (38 μg 4%)
    • Củ cải đường
    • Bí đỏ.
    Lưu ý: Các giá trị trong ngoặc là đương lượng retinol và phần trăm RDI trên 100g.